Trường MN Hồng Khê, huyện Bình Giang được thành lập từ năm 1961. Trường đặt ở vị trí gần khu trung tâm xã.
Trong những năm qua nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể địa phương và các bậc cha mẹ học sinh.
Năm học 2018 – 2019, trường 15 nhóm lớp với tổng số học sinh huy động đến trường là 411 em.
Trong đó: Khối Nhà trẻ: có 4 lớp với 76 em
Khối 3 tuổi: có 4 lớp với 111 em
Khối 4 tuổi có 5 lớp với 125 em
Khối 5 tuổi: có 3 lớp với 110 em
Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường có 31 đ/c.
Trong đó: Cán bộ quản lý: 2 đ/c,
Giáo viên: 27 đ/c
Nhân viên: 2 đ/c.
Trình độ chuyên môn đạt chuẩn 100%, Trong đó: Trình độ trên chuẩn đạt 81%.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường hầu hết là trẻ, khỏe, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có trình độ chuyên môn đúng chuyên ngành đào tạo. Tập thể SP nhà trường luôn đoàn kết, có ý thức tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ đươc giao.
Nhà trường có chi bộ riêng với 15 đảng viên.
Công đoàn có 31 đoàn viên
Chi đoàn thanh niên mới thành lập gồm 12 đoàn viên
Trong những năm qua, Chi bộ luôn đạt “Chi bộ trong sạch vững mạnh”, nhà trường đã nhiều năm đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”, “Cơ quan văn hóa”. Năm 2017, Trường được công nhận “Đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ III”. Công đoàn đạt danh hiệu “Công đoàn vững mạnh”
Năm học 2018 -2019, với nhiệm vụ trọng tâm là thực hiện đổi mới công tác quản lý và giảng dạy, nâng cao chất lượng CSNDGD trẻ. Trong đó tập trung nâng cao chất lượng chuyên đề trọng điểm “ XD trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”. Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã tập trung xây dựng và triển khai kế hoạch chuyên đề tới CBGVNV đồng thời tích cực tuyên truyền vận động HS và các bậc cha mẹ ủng hộ, sưu tầm, quyên góp nguyên vật liệu để các cô giáo làm đồ dùng, đồ chơi, tạo môi trường cho trẻ học tập và vui chơi.
Việc XD môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường MN có vai trò rất quan trọng đối với trẻ. Nó được ví như người giáo viên thứ 2 trong công tác tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ nhằm đáp ứng nhu cầu tự nguyện và hứng thú của trẻ dưới hình thức “Chơi mà học, học bằng chơi” giúp trẻ phát triển toàn diện.
Một môi trường sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí khu vực chơi và học hợp lý có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát triển thể chất của trẻ mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, kích thích tính tò mò, tìm tòi, khám phá và tích cực chủ động, sáng tạo của trẻ.
Với việc tổ chức và thực hiện chuyên đề “XD môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”, Trường mầm non Hồng Khê đã mang lại cho trẻ một môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, gần gũi, tạo cơ hội cho trẻ học tập, vui chơi và phát triển toàn diện.
Với môi trường ngoài lớp học: chúng tôi bố trí các khu vực cho trẻ hoạt động vui chơi, sinh hoạt, học tập ngoài trời tương đối khoa học và phù hợp. Những yêu cầu về môi trường ngoài lớp học được chúng tôi nghiên cứu, bố trí diện tích sân cho trẻ chơi - tập thể dục, khu vui chơi giáo dục thể chất với các đồ chơi ngoài trời (thang leo, cầu trượt, đu quay, sàn nhún, bập bênh, nhà bóng…); khu vực dành cho cô và trẻ cùng trải nghiệm trồng và chăm sóc cây.
Trong lớp học, chúng tôi bố trí, sắp xếp các góc chơi cho trẻ hoạt động phù hợp với không gian lớp học, thể hiện rõ nội dung khám phá chủ đề, có thể tháo ra, lắp vào linh hoạt, thay đổi.
Các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi ở các góc được sắp xếp, thiết kế ở trạng thái “mở” để trẻ dễ quan sát, dễ nhìn, dễ thấy và dễ lấy.
Các trò chơi được thiết kế đa dạng, gợi mở được nhiều ý tưởng sáng tạo, hợp lý đáp ứng được mục tiêu giáo dục, gần gũi, hấp dẫn phù hợp với nhu cầu, khả năng của trẻ, trú trọng tạo các cơ hội cho trẻ thực hành trải nghiệm cá nhân và rèn luyện kỹ năng.
Để việc tạo môi trường cho trẻ hoạt động đạt hiệu quả, chúng tôi tạo mọi điều kiện để các bậc phụ huynh học sinh tham gia các hoạt động của lớp, của trường bằng nhiều hình thức khác nhau như: thông qua các mảng tuyên truyền tới các bậc phụ huynh; thường xuyên, kịp thời thông tin đến các gia đình về những tiến bộ hay những khó khăn của trẻ; có biện pháp khuyến khích, chia sẻ của gia đình về đặc điểm tâm lý của trẻ để cùng gia đình thống nhất các biện pháp thúc đẩy sự tiến bộ của trẻ.
Xây dựng môi trường giáo dục phù hợp đã tạo cho các bé có nề nếp, thói quen, kỹ năng thao tác, sử dụng hợp lý các đồ dùng, thiết bị, đồ chơi, nguyên vật liệu thiên nhiên trong quá trình tham gia các hoạt động sinh hoạt, vui chơi, học tập. Trẻ biết thể hiện thái độ, cảm xúc, tự tin, chủ động, sáng tạo, phát huy tối đa khả năng của mình trong quá trình tham gia các hoạt động giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, thoải mái và hiệu quả.